logo
logo
 0251 3922538
Vietnamese English

Hệ số di truyền một số tính trạng trên lợn

Mục đích của chương trình nhân giống lợn là khai thác triệt để tiềm năng di truyền nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận chăn nuôi. Để đạt được mục đích đó cần phải giảm thiểu mức độ cận huyết, tăng tối đa ưu thế lai, kiểm tra năng suất, chọn lọc sử dụng BLUP và sử dụng công nghệ di truyền giống tiên tiến. Có như vậy, tiến bộ di truyền hàng năm đạt được 1,5-2,0% là khả thi.

Sự thành công đó chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố, được thể hiện trong phương trình dưới đây:

R = S x h²

Trong đó: R = là đáp ứng cho chọn lọc (mỗi thế hệ)

S = khác biệt chọn lọc

h² = Hệ số di truyền

Hình 1. Hầu hết các tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp, do đó cần chọn lọc sử dụng BLUP.

Sự khác biệt chọn lọc là khác biệt về năng suất của gia súc được chọn cho thế hệ tiếp theo so với tất cả gia súc trong nhóm tương đồng.

Hệ số di truyền là một thông số thể hiện mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của một tính trạng. Hệ số di truyền càng cao thì mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình và giá trị di truyền càng cao.

– Hệ số di truyền theo nghĩa rộng: Là tỉ lệ giữa phương sai kiểu gen và phương sai kiểu hình, ký hiệu là h2.

– Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp: Là tỉ lệ giữa phương sai giá trị gây giống tính trạng số lượng và phương sai kiểu hình, ký hiệu là h2. Do giá trị gây giống là phần hiệu ứng gia tăng sau khi loại bỏ các hiệu ứng trội và hiệu ứng át gen trong hiệu ứng kiểu hình gen, có thể di truyền ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì thế nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác gây giống.

Kiểu hình của gia súc phụ thuộc vào kiểu gen và tác động của ngoại cảnh (Môi trường).

Kiểu hình = Kiểu gen + Môi trường

Môi trường = Nuôi dưỡng + Sức khỏe gia súc + Chuồng trại + Quản lý

Kiểu hình = Kiểu gen + (Nuôi dưỡng + Sức khỏe gia súc + Chuồng trại + Quản lý)

Hệ số di truyền có công thức:

h2 = S2G/S2P (0 < h2 < 1)

Trong đó: S2G: Sai khác về kiểu gen của các cá thể trong quần thể

S2P: Biến dị kiểu hình của các cá thể trong quần thể

- Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

h2 = S2A/S2P

Các bảng dưới đây tổng hợp các hệ số di truyền trung bình (%) dựa trên các báo cáo khoa học:

Tính trạng trên lợn đực:

Kích thước dịch hoàn

35

Thể tích tinh dịch

22

Hoạt lực tinh dịch

15

Độ xung

15

 Tính trạng trên lợn cái:

Tuổi lên giống

33

Tỷ lệ rụng trứng

32

Tỷ lệ sống của lợn con trước khi sinh

15

Số con sơ sinh

11

Số con sơ sinh sống

9

Số con cai sữa

7

Số con sống đế cai sữa

5

Khối lượng sơ sinh/ổ

27

Khối lượng ổ 21 ngày

19

Số ngày từ cai sữa đến lên giống

23

Tính trạng sinh trưởng:

Tăng trọng hàng ngày

31

Thu nhận thức ăn

27

Tiêu tốn thức ăn

30

Khả năng tăng nạc

37

Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng nạc

31

Dày mỡ lưng

40

Tính trạng chất lượng thịt xẻ và chất lượng thịt:

Dày mỡ lưng quầy thịt

43

Diện tích thăn thịt

46

Độ dài thân thịt xẻ

57

Nạc %

48

pH1 (pH 45 phút sau giết mổ)

16

pHu (pH 24 giờ sau giết mổ)

27

Màu thịt

28

Độ giữ nước/Nhỏ giọt

15

% Mỡ trong thịt

48

% linoleic acid trong mỡ

55

Độ cứng của mỡ

42

Tỷ lệ Mỡ giắt trong thăn thịt

45-65

Độ mềm (đo bằng dụng cụ)

28

Độ mềm (nếm)

33

Hương vị

9

Tính nhiều nước

12

Cần phải nhớ rằng, hệ số di truyền càng cao, thì tiềm năng cho tiến bộ di truyền càng lớn. Do đó, các tính trạng có hệ số di truyền cao hoặc trung bình có thể dễ dàng cải thiện bằng kiểm tra năng suất và chọn lọc. Tuy nhiên, đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp, có thể cải thiện từ khai thác ưu thế lai và bằng việc sử dụng BLUP.

 

                                                                       Lê Phạm Đại tổng hợp và tham khảo từ pig333.com