Mục tiêu đề tài:
Xác định giá trị giống để chọn lọc cải thiện năng suất chất lượng một số giống lợn thuần (YY, LL, DD và PP) tại các cơ sở giống lợn.
Bước đầu thiết lập được hệ thống quản lý và đánh giá chất lượng giống lợn thống nhất giữa các trại giống nhằm xây dựng hệ thống quản lý giống lợn Quốc gia.
Xây dựng hệ thống trong từng trại giống lợn quốc gia và các trại vệ tinh.
Nội dung đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến (REML, BLUP) trong đánh giá tiềm năng di truyền đàn giống GGP tại các trại giống.
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến (REML, BLUP) trong đánh giá tiềm năng di truyền đàn giống GGP tại các trại giống
Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống giống lợn dựa trên các cơ sở giống quốc gia và các trại giống vệ tinh
Kết quả đề tài
Ở đàn lợn thuần Yorshire, Landrace và Duroc trong các trại giống Quốc gia khả năng di truyền của tính trạng tuổi đạt 100kg ở mức trung bình (0,30-0,35); dày mỡ lưng ở mức cao (0,49-0,56), số lợn con sơ sinh sống/ổ, khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/ổ ở mức thấp (0,09-0,12) và tương quan di truyền thuận giữa các tính trạng (0,42-0,82) rất thuận lợn để chọn lọc cải thiện đồng thời các tính trạng này.
Do tương quan di truyền chặt chẽ giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ tiếp theo, có thể tiến hành đánh giá chọn lọc đàn hạt nhân ngay ở lứa đẻ thứ nhất và thứ hai.
Khi đánh giá di truyền, sử dụng kết hợp dữ liệu của đàn giống thuần với đàn giống lai và kết hợp dữ liệu của trại giống hạt nhân với trại sản xuất, mức độ chính xác của các giá trị giống dự đoán đã tăng tương ứng 2,0-7% và 3,4-5,5%.
Ứng dụng ba chỉ số chọn lọc SPI, TSI và MLI trong đánh giá di truyền đàn lợn thuần Yorshire, Landrace và Duroc ở cơ sở giống Quốc gia từ 2010-2014 đã tăng số con sơ sinh sống (0,048-0,050 con/ổ/năm), tăng khối lượng 21 ngày tuổi (1,29-1,54 kg/ổ/năm), giảm ngày tuổi đạt khối lượng 100 kg (2,1-3,5 ngày/năm) và giảm dày mỡ lưng (0,037-0,098 mm/năm).
Hệ thống giống liên kết giữa các trại hạt nhân với các trại sản xuất đã góp phần tăng nhanh năng suất của đàn giống tại trại sản xuất từ 2010-2014: số con sơ sinh sống đã tăng từ 9,5 lên 10 con/ổ; số con cai sữa đã tăng từ 8,8 lên 9,8 con/ổ; khối lượng cai sữa cũng tăng từ 60,2 lên 71 kg/ổ.